Mọi người thường biết đến hệ điều hành Windows hay macOS, ngoài đó còn một hệ điều hành khác là Ubuntu. Vậy Ubuntu là gì, Ubuntu có gì khác với hệ điều hành Window? Hãy cùng Mẫu Website Mona tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ubuntu là gì?
Đây là một hệ điều hành mã nguồn mở phát triển dựa trên Debian GNU/Linux bao gồm nhiều bản phân phối khác nhau. Người dùng có thể tự do chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm theo điều khoản của giấy phép GNU GPL. Ba phiên bản mà người dùng cần biết đến: Ubuntu phiên bản thông thường, phiên bản hỗ trợ lâu dài (LTS) và các dự án khác.
Ubuntu trong tiếng châu Phi cổ, nghĩa là “tình người”. Triết lí của cụm từ này chỉ tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì thế, hệ điều hành Ubuntu ra đời nhằm mục đích chia sẻ và tạo ra những đóng góp lớn về công nghệ cho thế giới. Hệ điều hành này có rất nhiều tính năng hữu ích cho các máy tính xách tay, desktop và cả máy chủ.
Lịch sử hình thành Ubuntu
Hệ điều hành Linux được khởi tạo năm 2004. Thời gian sau bị tách ra thành nhiều phiên bản cộng đồng độc quyền với sự hỗ trợ hạn hẹp. Nhận thấy tình hình, Mark Shuttleworth đã trở thành người kêu gọi. Sau đó tập hợp các nhà phát triển Debian lại thành một nhóm nhỏ, lấy tên là Canonical (sau này là Canonical Ltd). Ý tưởng của họ là tạo ra một phiên bản hệ điều hành Linux dễ dàng và thân thiện hơn cho người dùng. Đó là cách Ubuntu hình thành.
Vào tháng 10 năm 2004 phiên bản phát hành chính thức đầu tiên của Ubuntu là Ubuntu 4.10 (có tên mã là “Warty Warthog”). Sau sự kiện ra mắt này, Ubuntu đã thu hút được thêm hàng ngàn người dùng tham gia vào cộng đồng của mình.
Tính đến năm 2007, Ubuntu đây là phiên bản chiếm 30% số bản tùy biến của Linux được cài đặt trên máy tính, đây cũng chính là bản tuỳ biến của Linux phổ biến nhất hiện nay. Ubuntu không chỉ hướng đến lợi ích kinh tế mà còn hướng đến lợi ích xã hội. Minh chứng là Ubuntu được cung cấp dưới dạng mã nguồn mở, tự do và miễn phí cho tất cả mọi người. Hiện nay, công ty Canonical đã và đang chịu trách nhiệm trong việc tài trợ Ubuntu, giúp cho hệ điều hành này có thể phát triển trong tương lai.
Với số lượng người dùng đông đảo, Ubuntu đang có những bước tiến rất lớn. Hiện nay, Ubuntu được xây dựng như: phiên bản đặc biệt dành riêng cho server, OpenStack Cloud,…
Các phiên bản của Ubuntu
Phiên bản thông thường
Các phiên bản thông thường của Ubuntu được đặt tên theo dạng YY.MM (tên), trong đó Y tương ứng với năm phát hành, và MM tương ứng với tháng phát hành. Tên trong ngoặc là tên nhà phát hành đặt cho phiên bản trước khi phát hành chính thức.
Hiện tại phiên bản Ubuntu chính thức mới nhất là Ubuntu 18.10 (Cosmic Cuttlefish), phát hành tháng 10 năm 2018. Phiên bản Ubuntu 19.04 (Disco Dingo) dự kiến phát hành vào tháng 4 năm 2019.
Phiên bản hỗ trợ lâu dài
Phiên bản hỗ trợ dài hạn của Ubuntu “Long Term Support”, hỗ trợ trong vòng 3 năm đối với máy tính để bàn và 5 năm đối với máy chủ. Các phiên bản hỗ trợ dài hạn- Long Term Support sẽ được ra mắt mỗi 2 năm một lần.
Tính năng nổi bật của Ubuntu
Thừa hưởng tính năng của Linux
Ubuntu thừa hưởng tính năng nổi bật của Linux vì đây là phiên bản hệ điều hành phát triển dựa trên Linux. Ví dụ như khả năng tùy biến hiệu suất làm việc, tốc độ, cũng như khả năng bảo mật trước sự tấn công của malware hay virus.
Hỗ trợ cài đặt cho người dùng
Để cài đặt phiên bản tương thích với máy tính, bạn có thể sử dụng đĩa chạy trực tiếp phiên bản đó của hệ điều hành. Từ đó, có thể quyết định cài đặt trên thiết bị hay không thông qua phần mềm Ubiquity.
Ngoài ra, người dùng sử dụng Windows có thể phân vùng lại đĩa cứng để cài đặt Ubuntu đồng thời cũng có thể gỡ bỏ nó khá dễ dàng.ngay cả khi đang sử dụng hệ điều hành Windows.
Giao diện
Hiện tại Ubuntu đang sử dụng giao diện đồ hoạ Unity. Giao diện này được thiết kế ra với mục đích tối ưu diện tích màn hình sử dụng, cùng đó là trải nghiệm dùng thân thiện.
Ứng dụng
Các phần mềm mã nguồn mở được cài sẵn trên hệ điều hành Ubuntu: trình duyệt Internet Firefox, bộ ứng dụng văn phòng đến từ LibreOffice (phiên bản Ubuntu 10.04 trở đi) hay trình tải file torrent Transmission. Hệ điều hành này có một kho các ứng dụng miễn phí có tên là Ubuntu Software Center.
Ưu nhược điểm của Ubuntu là gì?
Ưu điểm
- Hoàn toàn miễn phí: không cần tốn nhiều chi phí cài đặt ứng dụng, hầu như có sẵn trên hệ điều hành.
- Tính bảo mật cao: được hỗ trợ bởi cộng đồng lớn. Chính vì vậy nên khi Ubuntu có bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào thì người dùng sẽ lập tức nhận được bản cập nhật vá lỗi trong thời gian ngắn.
- Giúp giảm dung lượng phần cứng: hoạt động khá hiệu quả và tiêu tốn cực ít dung lượng phần cứng, phù hợp với máy có cấu hình yếu.
- Phần mềm tự động cập nhật.
- Đáp ứng nhu cầu của đa số người sử dụng: cung cấp đủ chương trình cần thiết cho người dùng.
- Đa ngôn ngữ: kết hợp với mã nguồn mở trên toàn thế giới, Ubuntu hướng tới hầu hết người dùng nên được bản địa hóa ngôn ngữ với từng địa phương (có cả tiếng Việt).
Nhược điểm
- Còn một vài phần mềm chưa tương thích tốt.
- Tương tác với máy bằng lệnh nhiều hơn: bạn cần học cách để thực hiện các câu lệnh trên Terminal của hệ điều hành Ubuntu.
- Giao diện chưa đẹp mắt, khó làm quen.
- Khó quản lý việc cài đặt, nâng cấp ứng dụng.
So sánh giữa 2 hệ điều hành Ubuntu và Window
Cấu hình
- Ubuntu: đây là giải pháp tốt nhất cho máy tính có cấu hình yếu.
- Window: yêu cầu cấu hình máy mạnh.
Giao diện
- Ubuntu: khá truyền thống, đơn giản. Đòi hỏi người dùng phải có hiểu biết về công nghệ để dùng lệnh tương tác với thiết bị.
- Window: giao diện đẹp mắt, thân thiện với người dùng. Sử dụng giao diện đồ họa, dễ dàng thao tác điều khiển.
Khả năng tùy biến
- Ubuntu: có độ tùy biến cao, hỗ trợ nhiều môi trường GUI (Giao diện đồ họa người dùng).
- Window: khả năng tùy biến chưa cao bằng.
Ứng dụng
- Ubuntu: miễn phí số lượng lớn ứng dụng. Tải về có thể sử dụng được ngay lập tức.
- Window: đa dạng ứng dụng nhưng một số phải mất phí sử dụng. Công đoạn cài đặt còn phải cài đặt thêm một số tiện ích khác nên tốn khá nhiều công sức và thời gian.
Bảo mật
- Ubuntu: hầu như không xuất hiện virus, malware nên tính bảo mật và an toàn dữ liệu của người dùng vì thế cũng được nâng cao.
- Window: vì là hệ điều hành phổ biến dễ trở nên kém an toàn hơn. Microsoft đã cố gắng cải thiện bảo mật bằng Windows Defender nhưng theo nhiều đánh giá thì công cụ này vẫn còn khá yếu.
Khả năng hỗ trợ sửa lỗi
- Ubuntu: cộng đồng người dùng lớn nên tốc độ sửa lỗi thường nhanh hơn.
- Window: thường mất nhiều thời gian sửa chữa.
Đối tượng dùng
- Ubuntu: ít phổ biến, người dùng thường là lập trình viên.
- Window: số lượng người sử dụng đông đảo, phổ biến với tất cả người sử dụng máy tính.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về hệ điều hành Ubuntu là gì, mong rằng những thông tin đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ điều hành này. Bạn có thể sử dụng Ubuntu nếu không muốn xài bản crack có nguy cơ mất an toàn về bảo mật thông tin. Hay là sử dụng cho những máy có cấu hình yếu cũng là một sự lựa chọn hợp lý. Ubuntu đã và đang cập nhật những nhược điểm để trở thành hệ điều hành thân thiện với người dùng. Bạn có thể thử trải nghiệm để đưa ra ý kiến giúp nhà phát hành phát triển tốt hơn nhé.