November 24, 2021

Tường lửa là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về Firewall

Tường lửa được ví như là một vệ sĩ đắc lực đóng vai trò bảo vệ website. Sự có mặt của Firewall giúp giám sát, kiểm soát lưu lượng mạng một cách tốt nhất.  Để hiểu rõ hơn tường lửa là gì, tường lửa hoạt động như thế nào? Tường lửa có nhiệm vụ gì và nó có đủ mạnh để bảo vệ website hay không? Hãy cùng Mẫu website Mona tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tường lửa là gì?

Tường lửa có tên tiếng Anh là Firewall, đây là hệ thống bảo mật mạng. Đóng vai trò kiểm soát, giám sát lưu lượng các mạng đến và đi. Việc này được dựa trên quy tắc bảo mật đã được xác định trước. Mỗi một tường lửa thường thiết lập một rào cản giữa mạng nội bộ và mạng bên ngoài. Hiểu đơn giản tường lửa là ranh giới bảo mật của hệ thống mạng giữa bên trong và bên ngoài.

Tìm hiểu về Firewall từ A đến Z

Kiến thức về tường lửa là rất nhiều. Hiểu biết tường tận về Firewall sẽ giúp cho hoạt động website càng thêm hiệu quả. Những thông tin dưới đây sẽ giúp quý vị hiểu hơn về Firewall:

Tường lửa có mấy loại?

Việc phân loại tường lửa chủ yếu dựa vào nhu cầu sử dụng. Theo đó Firewall thường được phân thành 2 loại cơ bản:

Personal Firewall

Personal Firewall là loại tường lửa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ một máy tính. Ngăn chặn hiệu quả những truy cập trái phép đến từ bên ngoài. Personal Firewall tích hợp thêm tính năng thông minh. Giúp theo dõi những phần mềm chống virus, chống xâm nhập, bảo vệ an toàn cho dữ liệu. Personal Firewall thường tích hợp với cá nhân để bảo vệ máy tính của họ. Thường có sẵn trong laptop, PC.

Network Firewalls

Khác với Personal Firewall, Network Firewalls được thiết kế để bảo vệ những host trong mạng. Ngăn chặn sự tấn công từ bên ngoài một cách hiệu quả. Nếu như Personal Firewall chỉ bảo vệ cho một máy tính duy nhất. Thì Network Firewalls lại bảo vệ được cho cả một hệ thống mạng của máy tính. Do vậy hệ tường lửa này thường được cấu thành bởi 3 thành phần chính. Bao gồm bộ lọc Packet, cổng ứng dụng và cổng mạch.

Nguyên lý hoạt động của tường lửa như thế nào?

Tường lửa được xem như là tấm lá chắn giữa máy tính với internet. Giúp cho máy tính thoát khỏi những sự xâm nhập trái phép từ bên ngoài. Tường lửa có thể từ chối, cho phép lưu lượng giữa các thiết bị. Dựa trên nguyên tắc được cấu hình hay cài đặt bởi người quản trị.

Một Firewalls sẽ nhận biết sự khác biệt giữa lưu lượng hợp pháp với dữ liệu gây hại. Tường lửa sử dụng rule hay ngoại lệ làm việc cùng những kết nối tốt. Đồng thời loại bỏ đi những kết nối xấu. Quá trình hoạt động này thường được thực hiện ẩn. Người dùng không thể thấy cũng như không phải tương tác bất cứ thao tác nào.

Tường lửa có nhiệm vụ gì?

Hoạt động như một hệ thống bảo vệ cho máy tính hiệu quả. Tường lửa có nhiệm vụ:

Nhiệm vụ bảo vệ thông tin

Bảo vệ các dữ liệu quan trọng trong mạng nội bộ. Bảo vệ tài nguyên trong hệ thống, bảo vệ uy tín của công ty…

Nhiệm vụ phòng chống các cuộc tấn công vào hệ thống

Firewalls còn có nhiệm vụ chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài. Có khả năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công từ hacker. Ngăn chặn sự dò tìm các thông tin về hệ thống của các thế lực xâm nhập. Phát hiện, ngăn chặn chương trình Sniff mà các hacker thường ăn cắp thông tin được truyền đi trên mạng.

Nhiệm vụ kiểm tra, lọc lưu lượng vào/ ra

Firewalls còn có chức năng kiểm tra, lọc lưu lượng vào/ ra. Bảo vệ các thông tin an toàn từ bên trong hệ thống. Ngăn chặn sự cố gắng, sự xâm nhập từ các tác nhân bên ngoài vào hệ thống.

Nhiệm vụ kiểm soát luồng thông tin

Tường lửa được thiết kế để kiểm soát tốt luồng thông tin giữa internet và Intranet. Phát hiện, xác định được những hành vi nào được truy cập, những hành vi nào không được truy cập. Đảm bảo sự an toàn thông tin cho hệ thống một cách tốt nhất. Hỗ trợ quản lý, kiểm soát các luồng dữ liệu trên mạng, bảo vệ tài nguyên khỏi các mối đe dọa bảo mật. Người dùng có thể sử dụng cùng lúc nhiều đường truyền. Việc chia tải cũng sẽ giúp cho đường truyền ổn định hơn.

Tường lửa có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm của tường lửa

  • Firewalls với thiết kế thông minh có thể che dấu mạng nội bộ ở bên trong. Lọc dữ liệu, nội dung dữ liệu, ngăn chặn những xâm nhập xấu từ bên ngoài. Hạn chế tối đa việc đánh cắp thông tin mật, gây tê liệt hệ thống. Ngăn chặn việc gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp.
  • Sự có mặt của Firewalls còn giúp ngăn chặn cuộc tấn công vào các các server. Ngăn chặn sự tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Khả năng quét virus, chống spam được tích hợp vào các công cụ cần thiết.
  • Firewalls giúp bảo mật tốt hơn. Bằng việc sử dụng tường lửa, các dịch vụ được cung cấp bởi website có thể bị chặn. Các tin tặc không có được cơ hội để lấy thông tin về quyền riêng tư. Giúp ngăn chặn DNS của hệ thống website, vì thế tên, địa chỉ IP không hiển thị ở những kẻ tấn công.

Nhược điểm của tường lửa

  • Firewalls có thể ngăn chặn sự xâm nhập của nguồn thông tin không mong muốn. Tuy nhiên phải xác định được thông số địa chỉ. Bởi hệ thống không thể đọc hiểu từng thông tin, phân tích nội dung tốt hay xấu.
  • Không thể ngăn chặn các cuộc tấn công nếu không đi qua tường lửa. Nghĩa là không thể chống lại sự tấn công từ line dial-up. Không thể ngăn chặn sự rò rỉ thông tin do dữ liệu bị sao chép không hợp pháp trên đĩa mềm. Cũng không thể chống lại tấn công bằng dữ liệu.
  • Nếu tốc độ xuất hiện liên tục của virus mới với nhiều cách mã hóa dữ liệu. Thì tường lửa vẫn không thể rà quét hết. Các virus vẫn có thể thoát khỏi khả năng rà quét của hệ thống Firewalls.

Tường lửa có đủ mạnh để bảo vệ website không?

Hiện tượng hacker xâm nhập vào website và phá hoại, lấy cắp thông tin ngày càng nhiều. Thủ đoạn này lại ngày càng được thực hiện một cách tinh vi. Việc ngăn chắn hoạt đông phá hoại từ các thành phần xấu này cũng gặp khá nhiều khó khăn. Việc bảo vệ các tài liệu nhạy cảm không bị đánh cắp vẫn là ưu tiên hàng đầu. Việc sử dụng tường lửa chính là một lớp bảo vệ cần thiết đầu tiên. Vậy một Firewalls có thực sự đủ mạnh để bảo vệ website khỏi những sự tấn công này hay không?

Tường lửa được thiết kế để ngăn chặn, cách lý những mối nguy hại từ bên ngoài. Bảo vệ tất cả hệ thống thiết bị, máy tính có kết nối tới mạng. Firewall chính là một khía cạnh thiết yếu của an ninh mọi thời đại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần phải có thêm sự hỗ trợ của các trình duyệt virus. Nếu như thường xuyên kết nối mạng công cộng hay mạng wifi không an toàn. Thì một Firewall chỉ là biện pháp phòng ngừa trước sự tấn công độc hại. Còn nếu máy tính bị virus xâm nhập thì tường lửa không thể bảo vệ tối đa.

Kết luận

Không phải mọi Firewall cũng đều như nhau, có nhiều tùy chọn dành cho bạn. Tuy nhiên cần phải quyết định cái nào sẽ phù hợp với mình nhất. Tuy nhiên qua phân tích, chúng ta có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của tường lửa. Đây chính là hệ thống bảo mật hàng đầu mà kể cả website lớn nhỏ vẫn luôn cần trang bị. An ninh mạng nếu được tường lửa gia cố cũng rất đáng giá so với vài thông báo cảnh báo nhảy lên.

Xem thêm: Tấn công DDOS là gì? 

logo

Dành cho khách hàng đang làm việc

Theo dõi dự án với PMS

Click để xem

app-image

Quý khách vui lòng đăng nhập vào hệ thống quản lý dự án để theo dõi tiến độ.

Tài khoản đã được Mona Media cung cấp cho quý khách qua hệ thống SMS tự động. Nếu cần hỗ trợ thêm xin vui lòng gọi 1900 636 648