Địa chỉ Website có lẽ là một khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về địa chỉ Website là gì, nó có lợi ích và thành phần gì? Và chắc hẳn khi tìm tới bài viết này, bạn cũng đang rất thắc mắc về cái tên địa chỉ Website là gì đúng không? Vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng Mẫu Website từ Mona đi tìm câu trả lời nhé!
Địa chỉ Website là gì?
Theo thuật ngữ chuyên ngành, địa chỉ của website hay còn được gọi là tên miền (domain). Theo đó đây là dòng chữ mà người dùng nhập vào các trình duyệt trên Internet để truy cập đến một trang Web nào đó. Mỗi Website đều sẽ có riêng cho mình một địa chỉ riêng biệt. Và địa chỉ này cũng giống như địa chỉ nhà của bạn. Có nghĩa nó phải rõ ràng, dễ nhớ và không trùng lặp với các địa chỉ website khác.
Những lợi ích mà địa chỉ Website mang lại?
Nếu bạn thử tưởng tượng Website của mình không có địa chỉ. Vậy thì người dùng sẽ truy cập vào trang Web của bạn bằng cách nào? Và nếu đối với những doanh nghiệp kinh doanh, nếu không có địa chỉ Website thì liệu khách hàng có biết tới các sản phẩm, dịch vụ của bạn một cách rộng rãi, nhanh chóng chỉ bằng một cú Click chuột. Tưởng chừng đơn giản nhưng địa chỉ Website lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà địa chỉ Website mang lại:
- Thứ 1, địa chỉ website giúp khách hàng truy cập vào trang web của bạn nhanh chóng và dễ dàng.
- Thứ 2, bạn có thể tạo một hệ thống email theo tên miền cho doanh nghiệp một cách dễ dàng như [email protected], [email protected]… Nhờ địa chỉ Website mà các thông tin của công ty trở nên chuyên nghiệp, uy tín hơn. Từ đó củng cố niềm tin cho khách hàng, thu hút được lượng lớn người truy cập.
- Thứ 3, giúp bạn tiếp cận và mở rộng thị trường thông qua Google.
- Thứ 4, địa chỉ website không giới hạn thời gian hoạt động. Chính điều này giúp doanh nghiệp có thể mở rộng khách hàng tiềm năng mọi lúc mọi nơi.
Các thành phần của địa chỉ Website
Một địa chỉ Website bao gồm có 3 thành phần cơ bản bao gồm: Giao thức, tên miền, đường dẫn và tên tệp. Cụ thể thì:
Giao thức
Thành phần đầu tiên có trong địa chỉ Website không thể không kể tới giao thức mạng hay còn được gọi là địa chỉ IP. Theo đó giao thức có nhiệm vụ chính là xác định cách thức mà trình duyệt của bạn xử lý dữ liệu và có những loại kết nối nào được thiết lập. Các giao thức được ngăn cách khỏi phần còn lại của địa chỉ Web bởi một dấu hai chấm.
Mỗi máy tính khi kết nối vào Internet đều sẽ có một địa chỉ mạng duy nhất. Các giao thức của một địa chỉ web bao gồm có 2 loại chính như:
- Giao thức truyền siêu văn bản (HTTP): Giao thức này dùng để truy cập các trang web. Thông thường thì giao thức bảo mật (HTTPS) được sử dụng cho các trang web thương mại điện tử hoặc những cổng thông tin yêu cầu mọi người phải đăng nhập.
- Giao thức truyền tệp (FTP): Giao thức này được sử dụng để truyền tệp và gửi email.
Tên miền
Kế tiếp phần giao thức là tên miền. Phần tên miền trong địa chỉ Website là định danh duy nhất cho trang Web trên Internet. Và thông thường để dễ nhớ và để khách hàng dễ truy cập, tạo được dấu ấn trong tâm trí khách hàng thì các doanh nghiệp thường sử dụng tên công ty để làm tên miền luôn. Tên miền có thể được nhập bằng chữ hoa hoặc chữ viết thường và ngăn cách bởi dấu chấm.
Đường dẫn và tên tệp
Đường dẫn là một phần của địa chỉ Website sau phần mở rộng tên miền, cho biết được trình duyệt của bạn sẽ mở thư mục hoặc tệp nào.
Khác biệt hẳn so với tên miền, đường dẫn có sự phân biệt chữ hoa và chữ thường. Trong trường hợp nếu không có đường dẫn nào được chỉ định, thì trang Web sẽ hiển thị tệp “index.html” hoặc “Trang chủ”.
Các bước cài đặt địa chỉ Website hiệu quả
Có thể thông qua những chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã biết địa chỉ Website là gì, vai trò mà địa chỉ Website mang lại đúng không? Tuy nhiên liệu bạn đã biết cách đặt địa chỉ Website hiệu quả? Dưới đây là hướng dẫn cách đặt địa chỉ Website hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Bước 1: Tìm cho mình một tên miền miễn phí rồi tiến hành đăng ký tên miền đó. Một số trang web đăng ký tên miền miễn phí tốt nhất hiện nay có thể kể đến như: TinoHost.com, Dot.tk, Biz.nf, Freenom…
- Bước 2: Chọn danh mục cho địa chỉ website của bạn như kinh doanh, hoạt động hay các sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp.
- Bước 3: Trỏ tên miền về địa chỉ Website của mình. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng khi họ nhập địa chỉ website của bạn ở trên trình duyệt web.
Lưu ý: Tổ chức đăng ký tên miền mà bạn lựa chọn có thể yêu cầu bạn cần phải cung cấp tên máy chủ định danh. Sau khi bạn cung cấp rồi, tổ chức đăng ký sẽ tiến hành cập nhật bản ghi miền. Và sau đó trỏ miền của bạn đến với các máy chủ DNS. Có thể sẽ mất thời gian là vài ngày để hoàn thành bước này. Tuy nhiên thông thường thì, các tổ chức đăng ký tên miền sẽ xử lý máy chủ định danh luôn cho bạn. Điều đó giúp cho quá trình đăng ký tên miền nói chung và cài đặt địa chỉ Website nói riêng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Những lưu ý khi cài đặt để có một địa chỉ Website hiệu quả
Có thể bạn đã biết cách đặt tên một địa chỉ Website. Tuy nhiên liệu địa chỉ trang Web của bạn đã hiệu quả, dễ ghi nhớ và có một dấu ấn riêng? Áp dụng một số lưu ý nhỏ mà chúng tôi gợi ý dưới đây khi cài đặt để có một địa chỉ trang Web thật hiệu quả nhé!
- Chọn tên miền là tên công ty hoặc có liên quan đến công ty là điều quan trọng nhất bạn cần làm. Bởi lẽ điều này giúp người dùng có thể truy cập website của bạn dễ nhớ và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp của bạn khẳng định tên thương hiệu. Từ đó tạo một dấu ấn riêng trong trái tim của những vị khách hàng tiềm năng.
- Địa chỉ website của bạn nên thể hiện được lĩnh vực kinh doanh, hoạt động kinh doanh hoặc sản phẩm/dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Ví dụ như công ty của bạn chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế Website chuyên nghiệp thì trong địa chỉ trang Web nên chứa đựng cả tên công ty kèm với đó là cụm từ Website.
- Không nên để các kí tự đặc biệt ví dụ như dấu gạch dưới, gạch ngang, dấu hỏi chấm, các con số… ở trong địa chỉ website. Tuy trông có vẻ khá ấn tượng và khác biệt nhưng chúng lại có khả năng làm giảm tỉ lệ truy cập vào Website của bạn. Có thể đặt 2 số vẫn được xem là phù hợp. Nhưng không nên đặt quá 3 chữ số để tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp.
- Không nên để những miền khó nhớ và quá dài. Điều này khiến khách hàng khó nhớ tên Website của bạn. Và từ đó tỷ lệ truy cập vào trang Web cũng giảm đi rất nhiều.
Trên đây là một số thông tin về địa chỉ Website là gì, những lợi ích mà địa chỉ website mang lại cũng những bật mí khi cài đặt để có một địa chỉ trang Web hiệu quả. Chúng tôi hy vọng qua những bật mí về địa chỉ Website ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!
Xem thêm: